Trần Quang Tặng

Trần Quang Tặng (tức Khổng, Hồng Hải...), sinh năm 1899, tại thôn Đệ Nhị, làng Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Được gia đình cho theo hoc chữ nho, Trần Quang Tặng học giỏi và năm 1915 đã vào được trường nhì khoa thi Hương cuối cùng tổ chức tại thành Nam. Sau đó Trần Quang Tặng có thời gian dạy chữ nho nên thường gọi là giáo Tặng. Năm 1920 bỏ nghề ông đồ vào làm cho Công ty Bạch Thái Bưởi tại Nam Định rồi hãng tàu Tây Điếc (Sauvage). Sống gần gũi với thợ thuyền là điều kiện đưa anh đến cách mạng. Năm 1927, anh gia nhập tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội. Năm 1929, sau khi tổ chức Đông Dương cộng sản Đảng thành lập, Trần Quang Tặng được kết nạp vào Đảng và tham gia vào Ban chấp hành tỉnh uỷ Ninh Bình. Cuối năm 1929, đầu năm 1930 thấy anh hoạt động hăng hái, lại giỏi tiếng Trung Quốc, Ban chấp hành Trung ương điều về Ban tuyên huấn Trung ương chuyên dịch in ấn tài liệu, báo chí của Đảng cộng sản Trung Quốc. Cùng làm việc với các đồng chí Trịnh Đình Cửu, Lê Duẩn... lúc ấy Trịnh Đình Cửu phụ trách Ban, Lê Duẩn là thành viên tại Ban tuyên huấn, anh có điều kiện về Hải Phòng nhiều lần.


 


Ngày 3/2/1930 Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập. Tháng 4/1930, Đảng bộ Hải Phòng ra đời, phong trào đấu tranh của công nhân, nhân dân lao động thành phố đã diễn ra hết sức sôi nổi, mạnh mẽ, năm 1930 và những tháng đầu năm 1931 hết sức lo sợ trước cao trào cách mạng 1930 1931 do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, thực dân Pháp đã điên cuồng khủng bố trắngggg Do phản bội của Nghiêm Thượng Biền, đến ngày 20/4/1931, từ 20 giờ 30 đến 24 giờ, có 7 cơ quan bí mật của Đảng tại Hải Phòng bị địch phá vỡ, 36 cán bộ Đảng viên bị bắt. Trần Quang Tặng do đi mở lớp huấn luyện đảng viên mới ở Thái Bình và Hà Nam nên đã thoát. Trần Quang Tặng cùng một số đồng chí khôi phục lại cơ sở Đảng ở Bắc Kỳ, trong đó có Hải Phòng. Sau cuộc đấu tranh của công nhân Nhà máy Xi măng (7/1931). Trần Quang Tặng đã bí mật về Hải Phòng bắt liên lạc với các đồng chí Bùi Đình Mỵ, Long (Tàu tây), Đặng Việt Châu...Trên cơ sở đó, tháng 7/1931, đồng chí đã quyết định thành lập Ban cán sự Đảng Hải Phòng, có chức năng như một Ban tỉnh uỷ, để lãnh đạo phong trào, do đồng chí Nguyễn Đức Chuế làm bí thư, Phạm Văn Cát (Tầu tây, Thanh), Bùi Đình Mỵ, Nguyễn Đức An, Nguyễn Đức Bốn là uỷ viên. Với kết quả khôi phục cơ sở Đảng ở Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định. Tháng 9/1931, Trần Quang Tặng đã thành lập Xứ uỷ lâm thời Bắc Kỳ và trực tiếp làm Bí thư Xứ uỷ, Nguyễn Chí Hiền (Xuân) quê Thanh Hoá, Trần Như Hoan quê Hải Phòng uỷ viên.


 


Tại Hải Phòng cùng với việc chú trọng lãnh đạo phong trào công nhân, Trần Quang Tặng đã chỉ đạo ban cán sự Đảng chú ý phát động phong trào đấu tranh của phụ nữ. Cuối tháng 8/1931, tổ phụ nữ Liên hiệp Hải Phòng được thành lập gồm các chị: chị Nghiêm, chị Bốn, chị Khánh... để đi vào phát động phong trào đấu tranh của phụ nữ. Cùng thời gian này, Xứ uỷ lâm thời Bắc Kỳ ra tờ báo bí mật Tiến Lênnnn để hướng dẫn cổ vũ phong trào đấu tranh. Tại nhà Bùi Đình Mỵ (khu công nhân Xi măng) báo Tiến lênnnn được in ấn, bí mật phát hành đi các tỉnh từ số 3 đến số 7. Tháng 10/1931, Trần Quang Tặng chỉ thị cho ban cán sự Đảng Hải Phòng tổ chức rải truyền đơn vạch mặt tên tổng trưởng bộ thuộc địa Pháp PônRâynô (PaulRaynaud) sang Đông Dương thị sát tình hình, cũng dưới sự chỉ đạo của Trần Quang Tặng, Ban cán sự Đảng Hải Phòng tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phát động quần chúng đấu tranh.


 


Giữa lúc phong trào cách mạng ở Hải Phòng và một số tỉnh, thành phố Bắc Kỳ đang hồi phục thì ngày 24/1/1932, Trần Quang Tặng bị địch bắt tại một cơ quan bí mật của Xứ uỷ tại bãi Phúc Tân (Yên Phụ Hà Nội). Bị địch bắt giam ở nhà tù Hoả Lò (Hà Nội) Trần Quang Tặng đã giao nhiệm vụ cho Nguyễn Ngọc Cư (tức Trần Cung) người sắp mãn hạn tù sau khi địch tha, trở về Hải Phòng thành lập lại cơ quan chỉ đạo phong trào đã bị địch phá vỡ đầu năm 1932.


 


Ngày 4/3/1932, Trần Quang Tặng bị kết án khổ sai chung thân. (có tài liệu viết 20 năm tù?) Ngày 15/12/1933 bị địch đày đi Côn Đảo cùng với Lê Duẩn, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Văn Tiếp.v.v. Tại nhà tù Côn Đảo, anh đã cùng đồng chí, đồng đội đấu tranh với địch hết sức kiên cường và hi sinh anh dũng(1)


 


Trong trang sử vàng lịch sử Đảng bộ Hải Phòng, Trần Quang Tặng là người có công khôi phục và chỉ đạo duy trì cao trào đấu tranh cách mạng đầu tiên do Đảng lãnh đạo kéo dài đến những tháng đầu năm 1932 mới tạm lắng xuốngggg. Đồng thời những cơ sở bí mật, một số đảng viên do đồng chí chỉ đạo xây dựng và kết nạp không bị địch phát hiện là tiền đề quan trọng để Đảng bộ Hải Phòng từng bước khôi phục lại hoạt động trong những năm 1933 1935.


 


Phạm Xuân Thanh


 


1.     Biên bản cuộc toạ đàm do thành uỷ Hải Phòng tổ chức tháng 1/1965.


2.     Báo Thực nghiệp ngày 21/4/1931.

Facebook zalo

Các tin đã đưa