1. Ngon như bánh bèo Hải Phòng, ăn một lần mà muốn nhớ suốt
cả đời
Vị
béo của bột kết hợp với vị ngọt của nhân thịt, tạo nên một hương vị đậm đà vô
cùng hài hòa mà không ai có thể quên được.
Người
Hải Phòng “ăn sóng, nói gió” nên bánh bèo ở đây cũng không giống với các món
bánh bèo ở nơi khác.
Có
người nhận xét, bánh bèo Hải Phòng rất giống bánh giò Hà Nội vì được gói trong
lá chuối và nhân bánh vô cùng giống bánh giò. Thế nhưng bánh bèo xứ Cảng lại có
hương vị đặc biệt ngon hơn. Lớp bột mềm thơm, không nát hòa quyện với vị ngọt của
nhân thịt ăn cùng với nước chấm cay ngọt từ nước hầm xương.
Cho
một miếng bánh bèo vào miệng, hương vị vô cùng tuyệt vời đấy tan nhanh vào
trong miệng. Tất cả tạo nên một tổng vị hài hòa không gì sánh bằng.
Người
dân Hải Phòng vẫn thường tự hào rằng những chiếc bánh bèo được gói trong những
chiếc lá chuối giống như những chiếc thuyền - biểu tượng đặc trưng của người
dân xứ Cảng. Những chiếc bánh bèo dẻo - dai và chỉ cần ăn hai, ba cái là có thể
“no căng bụng” mà chẳng cần thêm thắt thứ gì khác.
Một
trong những thứ góp phần làm nên điểm đặc biệt của món bánh bèo Hải Phòng, mà
đi đâu người dân ở đây cũng phải tự hào vì chỉ có ở đây có, đó chính là nước chấm.
Nước chấm được sử dụng từ chính nước xương ống ninh nhừ để tạo nên độ ngọt. Sau
đó nên nếm gia vị như nước mắm, đường rồi thêm ít tỏi phi vàng để tạo nên hương
vị đặc trưng.
Người
ta nói, bánh bèo Hải Phòng ngon nhất là nước chấm. Nước chấm có độ mặn ngọt vừa
phải để thực khách có thể vừa ăn bánh, vừa… húp nước chấm. Chính thứ nước chấm
này khiến cho bánh bèo Hải Phòng có một sức sống bền bỉ trong tâm trí của bất kỳ
ai đã từng nếm qua một lần.
Người
ta làm bánh bèo cũng vô cùng công phu. Lá chuối phải chọn những lá không quá
già để có thể giữ được màu xanh. Sau khi rửa sạch, trụng qua nước sôi rồi xếp
thành những chiếc khuôn bánh như chiếc thuyền lá.
Công
đoạn hòa bột gạo với nước là một việc vô cùng cẩn thận. Phải hòa bột và nước
đúng tỉ lệ để tránh bột bị đóng cục. Phần nhân thịt phải lựa chọn thịt heo phần
đùi để tránh nhân bị khô. Khi xay nhuyễn thịt, những người làm bánh kỳ công xào
thịt với nấm mèo thái nhỏ.
Phần
bột sau đó được khéo léo rót vào trước rồi mới đặt nhân lên trên để sau khi hấp,
phần nhân nổi lên đẹp mắt. Thời gian hấp bánh là 30 phút.
Việc
thưởng thức bánh cũng không được vội vàng. Với kích thước to gấp 8 lần so với
chiếc bánh bèo của Huế nên khi ăn, mỗi chiếc bánh phải được cắt làm 6 hoặc 8 miếng
cho vừa miệng. Bánh bèo Hải Phòng ngon nhất là khi dùng nóng kèm với nước chấm.
Bạn có thể ăn kèm ớt.
Ăn
bánh bèo Hải Phòng mới càng cảm nhận một cách rõ hơn cái hương vị đồng quê nhuần
nhị của vỏ bánh bằng bột gạo, và vị béo ngậy, hấp dẫn của nhân bánh. Nước chấm
góp phần làm nên sức hấp dẫn của món ăn vặt này. Vị béo của nước xương hầm, vị
đậm đà của mắm, tỏi phi, chút ngọt của đường, vị chua của quất… làm nên vị ngon
lạ lạ của bánh.
Ngồi
thưởng thức đĩa bánh bèo, ta có thể cảm nhận cái ấm áp tan trong miệng, lan
trong người mới thấy thú vị và thấm thía hạnh phúc trong những điều giản dị nhất
thế nào.
(Nguồn:
Ngon như bánh bèo Hải Phòng, ăn một lần mà muốn nhớ suốt cả đời //Tiểu Anh
//https://saostar.vn.- Ngày 1/4/2018)
2. Vương vấn chợ hoa đêm Đằng Hải
Đằng
Hải trước đây nổi tiếng khắp vùng bởi từng là làng hoa của cả thành phố. Ngày ấy
đi giữa đường làng, người ta không chỉ thấy rạo rực trước muôn vàn hồng tía của
hoa, của nụ mà còn bị níu chân bởi hương hoa nồng nàn tỏa lan trong gió. Hơn chục
năm nay, tốc độ đô thị hoá quá nhanh khiến cho diện tích trồng hoa dần thu hẹp,
những ngôi nhà, biệt thự thi nhau mọc trên đất hoa để lại không ít tiếc nuối
cho những người hoài cổ. May mắn thay, với sự tồn tại của chợ hoa Đằng Hải mà
người dân thường quen gọi chợ hoa Lũng - dường như nơi đây vẫn còn vương vấn
lưu giữ dấu ấn xưa không thể phai mờ…
Cô
bạn thân ở cái tuổi gần “ê sắc” lấy chồng, gia đình mừng như vớ được vàng nên
chủ trương “từ trên” đưa xuống cưới hỏi phải chỉn chu, hoàn hảo. Trước ngày ăn
hỏi chừng 1 tuần, cô ngồi cặm cụi lên chương trình, lập sổ sách tính toán. Sau
một hồi gạch gạch xóa xóa, cô tròn mắt quay sang tôi bảo: “Nếu theo đúng kế hoạch
thì tốn nhiều hoa lắm. Thế này thì chết tiền!”.
Tôi
tò mò ghé xem, hồng nhung 200 bông, hồng bạch 200 bông, salem 10 bó, bibi 10
bó, lá măng 5 bó… “Mua gì mà nhiều thế, để đâu cho hết?”. Cô bạn khẽ khàng: “Lại
chẳng hết à. Đám hỏi dự định chỉ dùng hồng Đà Lạt. Cắm 20 lọ cho 20 bàn, mỗi
bàn khoảng 15 bông. Rồi còn ban thờ, chỗ đặt sính lễ. Đấy là chưa tính cổng kết
hoa tươi cho đẹp nữa”.
Ờ,
ờ, thế thì quả là hết nhiều thật. Thấy hai bà chị ngẩn ngơ tính toán, cậu em vốn
là thổ dân làng Lũng cười ha hả: “Gớm các bà, chưa chi mà đã lo thế. Vừa qua đợt
thanh minh, lại liên tiếp những ngày lễ lớn, mua từng đấy hoa ở shop có mà hết
cả hồi môn. Thôi chịu khó ngủ ít đi một tý. Sát ngày thằng em dẫn đi chợ hoa
Lũng cho mà chọn. Đảm bảo hoa sẽ nhiều gấp đôi mà tiền chỉ bằng nửa chỗ các chị
đang tính thôi”.
Nghe
lời cậu em, 2h30 sáng sát ngày ăn hỏi, ba chị em xùm xụp mũ áo lọ mọ đi chợ
hoa. Đường vắng hoe, đất trời tối mịt. Sang tháng tư mà cái rét ngọt vẫn bủa
vây tứ phía. Mất khoảng hai mươi phút xuýt xoa vì rét từ nhà đến chợ, từ xa tôi
đã được cậu em chỉ cho vùng sáng rực ánh điện kia chính là chợ hoa đầu mối. Chẳng
hiểu do ánh vàng ấm áp của đèn điện hay tâm trạng háo hức khi lần đầu mục sở thị
chợ hoa lớn nhất thành phố mà chúng tôi cảm thấy dường như cái lạnh giá của đêm
cũng dần tan đi.
Những
ai chưa một lần đi chợ hoa có lẽ khó mà cảm nhận được hương vị đặc biệt của những
buổi chợ này. Cả chợ như một vườn hoa khổng lồ rực rỡ sắc màu của hoa và sực nức
hương thơm. Hoa ly ngào ngạt, hoa hồng nồng ngọt, cúc vàng thoang thoảng, dành
dành sực nức… Tất cả những mùi thơm ấy quyện trong không khí lành lạnh của buổi
sớm mai tạo ra một không gian khiến cho những ai đặt chân đến đây đều cảm thấy
vô cùng thư thái, dễ chịu.
Vì
chợ họp vào ban đêm đan xen những gam màu sáng tối, đẹp rực rỡ và huyền ảo, làm
lay động tất thảy những tâm hồn yêu cái đẹp. Chợ hoa đêm nhẹ nhàng, không ồn
ào, xô bồ như những khu chợ khác. Trên những khoảng đất rộng, người ta bày la
liệt đủ các loại hoa. Hàng ngày, chúng ta vẫn thường trông thấy những bình hoa,
những bát hoa hay những lẵng hoa được cắm vừa phải trong những phòng khách, những
đại sảnh thì nay cũng hoa ấy, cũng lá ấy đang được bày ê hề trên phản, trên mẹt,
chất đầy trong những xe tải nhỏ, trên những rọ xe hay những tấm nilon trải san
sát trên mặt đất. Xanh của lá, đỏ của hoa, rồi tím, rồi vàng, rồi hồng, cam, trắng…
hoa xếp thành bó, thành ôm, thành chồng thành đống, phủ phê màu sắc.
Chợ
họp rất sớm, tầm 2 giờ sáng đã bắt đầu. Người đi chợ thì đông vô kể, chủ yếu là
chủ các cửa hàng, gánh hàng hoa khắp thành phố, thị xã, thị trấn, vùng ven ngoại
thành Hải Phòng và khách buôn các tỉnh lân cận như Thái Bình, Quảng Ninh, Hải
Dương, Nam Định, Hưng Yên… Tò mò hỏi thử một khách thấy ôm bó hoa nho nhỏ, hóa
ra chị cũng có người nhà chuẩn bị đám cưới. Và việc tìm đến chợ hoa để thoải
mái lựa chọn theo tiêu chí ngon – bổ - rẻ chính là sách lược hàng đầu không chỉ
của cô bạn thân tôi.
Do
là chợ đầu mối nên hoa ở đây bán buôn theo bó hoặc ôm lớn. Một bó hồng chừng
50-100 bông. Đồng tiền Hà Lan mỗi bó khoảng 20-30 bông. Ly bán theo cành chừng
hai ba chục cành một. Thạch thảo, bi bi, salem… bán theo từng ôm lớn. Dưới ánh
sáng của đèn điện, người ta chen nhau hỏi giá, ngã giá, rồi ôm từng bó hoa lớn
rực rỡ sắc màu ấy mà sang hàng khác lựa chọn. Vào dịp tết, mùng 1 hay ngày rằm,
chợ hoa đông đúc hơn những ngày thường do lượng hoa tiêu thụ tăng cao. Đặc biệt
những ngày cận tết, chợ đón một lượng khách không nhỏ coi việc đi chợ là một
cách thưởng hoa, chơi tết, hoài cổ về một làng hoa đã từng có tiếng chốn Hải
thành.
Theo
các chủ buôn, thời kì trước, hoa ở chợ chủ yếu là do làng Lũng cung cấp, nay đất
trồng hoa bị thu hẹp nên ngoài hoa do làng Lũng còn có hoa từ các địa phương
khác buôn về như Đà Lạt, Hưng Yên, Hà Nội… Vì vậy mà chủng loại cũng đa dạng và
phong phú hơn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.
Hơn
4 giờ sáng, tôi cùng bạn ra về với một ôm lớn nào hồng, nào đồng tiền, bibi, thạch
thảo… Trời hơi rõ mặt người, đã thấy khách buôn chở đùm lớn đùm bé sắc màu trên
những chiếc xe máy tỏa đi khắp nẻo đường. Qua khu chợ gần nhà, thấy cô hàng hoa
cần mẫn lúi húi xếp từng ôm hoa tươi rói chuẩn bị cho buổi chợ mới. Chợ giờ chắc
cũng vãn dần.
Với
những người Hải Phòng, chợ hoa đêm Đằng Hải không chỉ là đầu mối cung cấp hoa
cho cả thành phố mà còn là nơi lưu giữ một nét đẹp văn hóa, nét đẹp tinh thần
chẳng thể nào phai trong tâm trí những ai đã từng một lần ghé qua.
(Nguồn:
Vương vấn chợ hoa đêm Đằng Hải //Bùi Hạnh //http://www.haiphong.gov.vn .- Ngày
17/4/2018)
3. Thương nhớ những nghệ sĩ tài năng thành phố Cảng
Khi
Đoàn Cải lương Hải Phòng còn chưa nguôi ngoai nỗi đau mất đi người thủ lĩnh tâm
huyết, Trưởng đoàn - NSƯT Đăng Toàn thì mới đây, Đoàn Nghệ thuật Chèo lại nghẹn
ngào tiễn biệt nghệ sĩ trẻ Hương Huế. Trước đó không lâu, NSƯT Hương Hạnh của
Đoàn Kịch nói cũng vĩnh viễn ra đi vì bệnh hiểm nghèo. Chỉ trong vài tháng ngắn
ngủi, những người làm nghệ thuật Hải Phòng đã mất đi ba người đồng nghiệp và
khán giả thành phố Cảng chỉ còn được lưu lại hình ảnh của họ trong ký ức với niềm
tiếc thương da diết bởi họ ra đi khi tuổi đời và tuổi nghề đang ở độ sung sức
nhất cùng những khát khao cống hiến luôn tràn đầy…
Nghệ sĩ Hương Huế - Đoàn nghệ thuật Chèo:
Chẳng
ai ngờ được rằng vai Ngọc Mai trong “Đồng tiền Vạn Lịch” hồi cuối tháng 10-2017
lại là vai diễn cuối cùng của nghệ sĩ Hương Huế. Vở chèo chỉ vừa kịp đến với
công chúng thành phố qua vài buổi công diễn thì chị biết mình bị bệnh ung thư. Ở
tuổi 37, khi niềm đam mê còn đang rực cháy, chất nghề đã ở độ chín thì chị lại
phải rời xa tất cả để chống đỡ với bệnh tật.
Vỏn
vẹn qua 5 tháng ngắn ngủi từ lúc biết bệnh, Hương Huế đã ra đi mãi mãi, để lại
niềm tiếc thương vô hạn của mọi người dành cho nữ nghệ sĩ tài sắc vẹn toàn,
đang thuộc top đầu của văn nghệ sĩ thành phố hiện nay.
Ở
đoàn Chèo Hải Phòng, Hương Huế thường được đảm nhận các vai Đào thương. Sự khổ
luyện đã đưa các vai diễn của chị lên tới đỉnh cao của sự say đắm, mặn mà. Ấy
là vai vợ Khóa trong vở “Hồ Xuân Hương với tình”, Mợ nghè trong “Kính Chiếu
yêu”, Thị Kính trong “Quan Âm thị Kính”, Châu Long trong “Lưu Bình Dương Lễ”,
Xuân Nhi trong “Định Phúc táo quân”, Thảo trong “Ông vua hóa hổ”, Ngọc Mai
trong “Đồng tiền Vạn Lịch”… Khó mà kể hết các vai lớn nhỏ chị đã từng tham gia
nhưng nhắc đến Hương Huế của Đoàn chèo Hải Phòng, người ta sẽ luôn nhớ về cái
chất riêng rất dịu dàng, đằm thắm của chị.
Tháng
3-2018, Hương Huế hội đủ điều kiện bình xét danh hiệu NSƯT. Hội đồng nghệ thuật
cấp thành phố đã thống nhất thông qua, đề nghị Hội đồng cấp nhà nước công nhận.
Nhưng tiếc thay, ngày ấy chẳng còn bao xa mà người nghệ sĩ đã chẳng thể tận tay
nhận tờ quyết định. Người thân, bạn bè và đồng nghiệp, khán giả tiếc nuối vô
cùng cho một tài năng trẻ đang đến độ thành danh, thành tài, một bông hoa nghệ
thuật rực rỡ của thành phố Cảng.
Nhớ
về Hương Huế, không ai có thể quên giọng hát làm đắm say, mê mẩn biết bao người
yêu chèo, yêu nghệ thuật dân gian. Nghệ sĩ Nguyễn Thanh Bình, Đoàn chèo Hải
Phòng chia sẻ, 18 năm công tác cùng nhau thì anh và Hương Huế có đến 10 vở được
diễn đóng cặp đôi. Đó mãi là những kỷ niệm đẹp giữa những người bạn diễn và mọi
người mãi mãi nhớ về một nghệ sỹ tài hoa nhưng bạc phận của Đoàn.
NSƯT Đăng Toàn - Trưởng đoàn Nghệ thuật
Cải lương:
Gặp
NSƯT Đăng Toàn lần cuối khi anh đang tất bật cùng diễn viên của Đoàn chuẩn bị
cho Cuộc thi tài năng trẻ diễn viên sân khấu cải lương và kịch dân ca toàn quốc
2017 tại Đồng Nai hồi đầu tháng 11, tôi vẫn cảm nhận rõ những tâm huyết tràn đầy
trong anh dành cho Cải lương đất Bắc.
Cùng
thời điểm ấy, anh cùng Đoàn vừa hoàn thiện và công diễn vở “Linh hồn của đá” được
công chúng nồng nhiệt đón nhận. Giữa muôn vàn khó khăn của đời sống sân khấu hiện
nay, vẫn còn đó một người nghệ sĩ luôn trăn trở với nghề, đam mê giữ gìn và
phát triển nghệ thuật truyền thống. Đồng nghiệp chia sẻ, trong sự cương nghị,
quyết đoán là tất cả những gì người thủ lĩnh, anh Cả của Đoàn gửi gắm ở thế hệ
kế cận.
Tròn
một tháng hay tin dữ, ý chí kiên cường của anh đã không thắng nổi căn bệnh hiểm.
Sự ra đi đường đột của NSƯT Đăng Toàn ngay trong những ngày đầu năm Mậu Tuất
khiến mọi người không khỏi xót thương khi biết bao dự án, những tâm huyết với
nghề của anh còn dang dở. Và ngay trong lúc lâm chung, anh vẫn không quên dặn đồng
nghiệp hãy cho anh được an nghỉ trong tiếng nhạc cải lương.
Ra
đi ở tuổi 58, những đóng góp của NSƯT Đăng Toàn dành cho cải lương nói riêng và
nghệ thuật nói chung sẽ mãi được đồng nghiệp, văn nghệ sĩ trân quý.
Anh
được phong tặng danh hiệu NSƯT từ năm 2001, danh hiệu NSND đang được xét duyệt
năm 2018 dù chưa kịp đến với anh một cách trọn vẹn nhưng Đăng Toàn mãi là người
nghệ sĩ trong lòng nhân dân, một người nghệ sĩ trọng nghề, cháy hết mình với cải
lương.
NSƯT Hương Hạnh - Đoàn Kịch nói:
Những
ngày này, Đoàn kịch nói Hải Phòng đang dồn sức cho Liên hoan sân khấu Kịch nói
chuyên nghiệp toàn quốc 2018 tại thành phố Hồ Chí Minh. Tiếc thay, NSƯT Hương Hạnh
không còn nữa để cùng đồng đội chinh phục giải thưởng của liên hoan như mọi lần.
Chị đã mất vì bệnh ung thư gan, đến nay gần được 100 ngày.
Hương
Hạnh thuộc lớp nghệ sĩ thứ 3 của Đoàn Kịch nói Hải Phòng. Chị may mắn đã được đứng
chung sân khấu và rèn nghề cùng các nghệ sĩ hàng đầu của Hải Phòng cũng như cả
nước. Sinh năm 1961, NSƯT Hương Hạnh gắn bó với sân khấu kịch nói được gần 40
năm, kể từ khi chị tốt nghiệp khóa đầu tiên lớp diễn viên kịch nói, khoa sân khấu,
Trường VHNT Hải Phòng. Với từng ấy năm, Hương Hạnh hóa thân vào nhiều vai diễn
với những số phận vui buồn khác nhau và liên tiếp đoạt HCV, HCB tại các kỳ liên
hoan sân khấu kịch nói của cả nước.
Nhớ
về Hương Hạnh, mọi người nhớ đến một gương mặt đẹp, phảng phất buồn với những
vai diễn có tính cách dịu dàng, nhẫn nhịn, những người phụ nữ giàu tình yêu
thương và đức hi sinh. Năm 2012, chị được phong tặng danh hiệu NSƯT. Ở chị, đồng
nghiệp luôn thấy một sự lao động hăng say, miệt mài với từng vai diễn.
Chắt
chiu trong đó là sự cầu thị, là những tâm huyết chị dành cho nghề. Chỉ tiếc rằng,
những tâm huyết ấy giờ chỉ còn là hoài niệm, để đồng nghiệp và khán giả yêu kịch
nói luôn nhắc nhau có một Hương Hạnh như thế, sống hết mình với từng vai diễn lớn
nhỏ trên sân khấu kịch nói và điện ảnh, đức độ, hi sinh trong cuộc sống thường
ngày.
(Nguồn:
Thương nhớ những nghệ sĩ tài năng thành phố Cảng //Huyền Trâm //http://anhp.vn
.- Ngày 19/4/2018)
4. Quận Hồng Bàng: Điểm sáng trong phong trào hiến máu tình
nguyện
10
năm qua (từ năm 2008-2017) kể từ khi triển khai công tác hiến máu tình nguyện
(HMTN), song song với việc kiện toàn Ban Chỉ đạo vận động HMTN các cấp, quận Hồng
Bàng đã đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên, tình
nguyện viên HMTN phát triển rộng rãi, đào tạo bài bản theo hướng chuyên nghiệp.
Nhờ đó mà trung bình mỗi năm số lượng người trên địa bàn quận tham gia đăng ký
hiến máu, số lượng đơn vị máu thu được tăng10%/năm...
100%
các phường thành lập “CLB hiến máu tình nguyện”
Bà
Hoàng Thị Nhẫn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND, Trưởng ban Chỉ đạo vận động
HMTN quận Hồng Bàng chia sẻ:
Ngay
từ ngày đầu triển khai chương trình HMTN, để huy động sự quan tâm vào cuộc của
các ban, ngành, đoàn thể, UBND quận đã ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo
vận động HMTN quận, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban chỉ
đạo, trong đó lấy Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là cơ quan thường trực.
Phát
huy vai trò xung kích của tuổi trẻ, hàng năm Quận đoàn luôn chủ động tham mưu
cho Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động, phân bổ chỉ tiêu, yêu
cầu các ngành thành viên chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực
hiện hiệu quả.
Đáng
chú ý, để đưa những thông điệp: “Hiến máu cứu người - một nghĩa cử cao đẹp”, “Một
giọt máu cho đi - Một cuộc đời ở lại”... đến được với đông đảo các tầng lớp
nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, ĐVTN, người lao động trên địa bàn quận, cùng với việc
làm tốt khâu tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa nhân văn cao đẹp của hành động
HMTN đối với sự sống của những người bệnh đang cần tiếp máu cũng như quyền lợi
mà người tham gia hiến máu được hưởng (được khám, xét nghiệm máu, tư vấn sức khỏe
miễn phí...) dưới nhiều hình thức phong phú; Ban Thường vụ Quận Đoàn - Hội LHTN
quận đã thành lập và duy trì hoạt động của CLB “Thầy thuốc trẻ”. CLB này có nhiệm
vụ chính là tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhân thức cho
đội ngũ đoàn viên, hội viên thanh niên trên địa bàn quận về nghĩa cử HMTN.
Đồng
thời chú trọng đến công tác củng cố, thành lập mới các Ban Chỉ đạo, đội, nhóm
HMTN. Nhờ đó mà tính đến nay 11/11 phường trên toàn quận đã thành lập được các
CLB hiến máu tình nguyện và dự bị hiến máu tình nguyện với số lượng mỗi CLB từ
7 - 15 tình nguyện viên là các đoàn viên, thanh niên sẵn sàng tham gia các đợt
hiến máu định kỳ, đột xuất do quận, thành phố tổ chức.
Nghĩa cử cao đẹp...
Có
nguồn nhân lực dồi dào, hàng năm, vào các dịp hưởng ứng “Tháng Thanh niên”, Chiến
dịch “Thanh niên tình nguyện hè”, “Tình nguyện mùa đông”, Ban chỉ đạo vận động
HMTN quận Hồng Bàng đều phối hợp với Trung tâm huyết học & truyền máu, Bệnh
viện Việt Tiệp thành phố định kỳ tổ chức các chương trình “Ngày hội HMTN”. Cùng
với đó, các cơ sở Đoàn trong quận tích cực vận động ĐVTN tham gia các chương
trình vận động HMTN như: “Lễ hội xuân hồng”, “Ngày chủ nhật đỏ” do Thành đoàn tổ
chức...
Với
thông điệp “Hiến máu cứu người - một nghĩa cử cao đẹp”, qua các đợt vận động,
quận đã thu hút được đông đảo ĐVTN, các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng.
Việc tham gia hiến máu đối với nhiều người đã trở thành việc làm thường xuyên,
một nghĩa cử đẹp gieo niềm tin, hạnh phúc cho nhiều người bệnh đang thiếu máu.
Bí
thư ĐoànTNCS Hồ Chí Minh phường Sở Dầu - Nguyễn Thị Thu Nhung vui mừng chia sẻ:
Nhận thức sâu sắc ý nghĩa của phong trào, bản thân Nhung đã tham gia hiến máu 7
lần. Đặc biệt, trên cương vị là thủ lính “áo xanh”, Nhung đã tham mưu cho địa
phương làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, thành lập được 2 CLB hiến máu
tình nguyện với số lượng tình nguyên viên là trên 10 thành viên.
Đội
ngũ tình nguyện viên này luôn sẵn sàng tâm thế tham gia các đợt hiến máu định kỳ,
đột xuất do quận, thành phố tổ chức. Nhờ đó mà những năm qua, số đơn vị máu phường
Sở Dầu tiếp nhận được đều vượt chỉ tiêu trên giao từ 3 đến 5 đơn vị máu.
Và
những cái tên với trên 9 lần tham gia HMNT như: Vũ Tiến Chung (phường Hùng
Vương), Phạm Thuận Hoàn (phường Trại Chuối),
Phan Thị Hồng (phường Hạ Lý), Từ Hoàng Dũng (phường Hoàng Văn Thụ)... đã trở
lên quá đỗi thân thương, là niềm tự hào trong các chiến dịch HMTN của quận Hồng
Bàng.
Nhờ
có những điển hình như vậy mà10 năm qua, toàn quận đã vận động được trên 8.000
lượt người đăng ký hiến máu, thu được hơn 3.500 đơn vị máu. Số lượng máu tiếp
nhận tăng dần qua từng năm. Hồng Bàng luôn là địa phương hoàn thành, hoàn thành
vượt mức chỉ tiêu phân bổ hàng năm do thành phố giao, trở thành điểm sáng trong
phong trào HMTN...
(Nguồn:
Quận Hồng Bàng: Điểm sáng trong phong trào hiến máu tình nguyện //Khánh Chi
//http://anhp.vn.- Ngày 22/4/2018) |